Bệnh trĩ độ 3: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa
Bệnh trĩ độ 3 là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh trĩ, khi các búi trĩ đã sa ra ngoài hậu môn và không thể tự co lại. Đây là tình trạng không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh trĩ độ 3.
1. Bệnh Trĩ độ 3 là gì?
Trĩ cấp độ 3 là giai đoạn nặng của bệnh trĩ, khi các búi trĩ đã sa ra ngoài hậu môn sau khi đại tiện và không tự co trở lại trong ống hậu môn. Người bệnh phải dùng tay đẩy vào bên trong để giảm triệu chứng. So với trĩ độ 1 và độ 2, trĩ độ 3 gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ độ 3
-
Táo bón mãn tính: Việc rặn mạnh khi đi đại tiện làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng, gây giãn nở và hình thành búi trĩ.
-
Tiêu chảy kéo dài: Gia tăng kích thích lên thành hậu môn khiến búi trĩ sa ra ngoài.
-
Thói quen sinh hoạt không hợp lý: Ngồi hoặc đứng quá lâu, ít vận động, rặn mạnh và ngồi lâu khi đại tiện.
-
Chế độ ăn uống thiếu chất xơ: Ít uống nước, ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia gây kích thích niêm mạc trực tràng và hậu môn.
-
Mang thai và sinh con: Áp lực từ tử cung lên các tĩnh mạch vùng chậu hoặc rặn mạnh khi sinh con khiến sa búi trĩ.
-
Tuổi tác cao: Các mô nâng đỡ búi trĩ yếu đi, khiến búi trĩ sa ra ngoài.
-
Cân nặng: Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên ổ bụng khiến trĩ tiến triển nặng hơn.
-
Bệnh lý mạn tính: Ho mạn tính, viêm đại tràng mạn tính, bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích.
3. Triệu chứng của bệnh trĩ độ 3
Người bệnh trĩ độ 3 thường gặp các triệu chứng sau:
-
Chảy máu khi đại tiện: Máu tươi chảy thành giọt nhỏ xuống bồn cầu, trường hợp nặng có thể phun thành tia. Máu có thể bám dính theo phân hoặc thấm vào giấy vệ sinh.
-
Sa búi trĩ: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn ngay khi đại tiện hoặc sau khi có hoạt động gắng sức. Đặc điểm sa trĩ độ 3 là búi trĩ không tự co lại mà phải dùng tay đẩy lại vào bên trong hậu môn.
-
Đau rát hậu môn: Búi trĩ khi căng giãn sẽ cọ xát nhiều với phân (nhất là phân rắn) hoặc quần, tạo ra những tổn thương bề mặt búi trĩ, gây đau rát vùng hậu môn.
-
Nghẹt búi trĩ – Tắc mạch trĩ: Búi trĩ sa ra bên ngoài có thể bị thắt nghẹt bởi động tác co của cơ thắt hậu môn, gây phù nề búi trĩ. Trong một số trường hợp, máu ứ đọng bên trong búi trĩ bị đông lại thành các cục máu đông, làm tắc mạch trĩ, nặng hơn sẽ làm hoại tử búi trĩ.
-
Ngứa ngáy vùng hậu môn: Triệu chứng phổ biến của trĩ độ 3 là ngứa vùng hậu môn do dịch nhầy tiết ra nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển cũng gây nên tình trạng viêm nhiễm tại chỗ, ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn.
4. Chẩn đoán bệnh trĩ độ 3
-
Khám lâm sàng: Hỏi về bệnh sử, các triệu chứng như sa búi vùng hậu môn khi đại tiện, đau rát hậu môn, đại tiện ra máu và các thói quen, đặc thù công việc hàng ngày để xác định nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh.
-
Soi hậu môn – trực tràng: Bác sĩ đưa ống soi qua hậu môn vào đến trực tràng để quan sát niêm mạc ống hậu môn – trực tràng, nhằm xác định vị trí, kích thước, số lượng, tình trạng từng búi trĩ, ngoài ra còn để phát hiện hoặc phân biệt với một số bệnh lý khác.
-
Chẩn đoán phân biệt: Phân biệt triệu chứng của bệnh trĩ và các bệnh lý khác như nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, polyp trực tràng hoặc ung thư trực tràng.
-
Cận lâm sàng: Một số trường hợp người bệnh có thể được chỉ định xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng thiếu máu, chức năng đông máu, chức năng gan, thận. Việc nội soi đại trực tràng toàn bộ được khuyến cáo nên chỉ định để loại trừ các nguyên nhân gây chảy máu khác của đại trực tràng và phát hiện những bệnh lý phối hợp.
5. Biến chứng của bệnh trĩ độ 3
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh trĩ độ 3 có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:
-
Huyết khối trĩ (trĩ tắc mạch): Hình thành cục máu đông trong búi trĩ, gây đau dữ dội và có khả năng hoại tử búi trĩ hoặc chảy máu.
-
Thiếu máu: Do chảy máu rỉ rả liên tục mà không có biện pháp cầm máu.
-
Viêm, trợt loét búi trĩ: Búi trĩ sa ra ngoài nhiều khiến việc vệ sinh hậu môn khó khăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.
-
Kích ứng da vùng hậu môn: Búi trĩ sa ra ngoài nhiều khiến việc vệ sinh hậu môn khó khăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây kích ứng, viêm, ngứa hậu môn.
6. Cách điều trị bệnh trĩ độ 3
Điều trị trĩ độ 3 là điều trị đa mô thức, trong đó, điều trị ngoại khoa là chính và mang tính quyết định, điều trị nội khoa là nền tảng và bổ trợ cho ngoại khoa, giúp hạn chế bệnh tái phát.
6.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt
-
Bổ sung chất xơ: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để làm mềm phân và giảm táo bón.
-
Uống nhiều nước: Từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón.
-
Vận động thường xuyên: Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga để tăng cường tuần hoàn máu và giảm áp lực lên vùng hậu môn.
-
Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Sau mỗi lần đại tiện, nên rửa sạch hậu môn bằng nước ấm và lau khô nhẹ nhàng.
6.2. Dùng thuốc điều trị
-
Thuốc giảm đau: Giảm đau và viêm nhiễm vùng hậu môn.
-
Thuốc làm mềm phân: Giúp giảm táo bón và áp lực khi đi đại tiện.
-
Thuốc bôi hoặc thuốc đặt có chứa corticosteroid, lidocaine: Giúp giảm viêm, ngứa, đau rát; thuốc có thành phần co mạch giúp co búi trĩ.
-
Thuốc tăng cường tĩnh mạch: Giúp tăng sức bền thành mạch, giảm phù nề.
6.3. Can thiệp ngoại khoa
-
Phẫu thuật cắt trĩ kinh điển: Cắt bỏ trực tiếp búi trĩ, có thể kèm theo khâu treo búi trĩ hoặc khâu tạo hình lại cầu da – niêm mạc vùng hậu môn.
-
Phẫu thuật triệt mạch trĩ (Longo, THD): Cắt bỏ một khoanh niêm mạc – dưới niêm mạc trực tràng trên đường lược (Longo) hoặc khâu triệt các bó mạch trĩ chính dưới hướng dẫn của siêu âm doppler (THD), từ đó làm mất hoặc giảm lượng máu nuôi búi trĩ khiến búi trĩ tự teo lại và co lên.
-
Phẫu thuật điều trị trĩ kết hợp tạo hình bằng Laser Diode: Sử dụng năng lượng của tia Laser để đốt diệt búi trĩ và triệt mạch trĩ, đồng thời kích thích phản ứng xơ hóa quanh ống hậu môn giúp hạn chế tái phát.
7. Phòng ngừa bệnh trĩ độ 3
Để phòng ngừa bệnh trĩ cấp độ 3 và ngăn bệnh tiến triển nặng thành trĩ độ 3, người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, kết hợp thăm khám để được điều trị kịp thời.
-
Bổ sung lượng chất xơ từ 25g – 35g mỗi ngày: Các thực phẩm nhiều chất xơ như quả lê, táo, đậu xanh, súp lơ, rau cải, khoai tây, ngô ngọt, đậu lăng, đậu hà lan, hạt chia, hạnh nhân, lúa mì nguyên cám, lúa mạch, yến mạch, gạo lứt.
-
Uống nhiều nước: Từ 1,5 – 2 lít mỗi ngày để hỗ trợ tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón.
-
Điều chỉnh thói quen đại tiện: Không nên rặn mạnh khi đi vệ sinh, tránh ngồi lâu trên bồn cầu và chỉ đi đại tiện khi có cảm giác buồn đi.
-
Tập thể dục đều đặn: Vận động như đi bộ, bơi lội, hay yoga giúp cải thiện tuần hoàn máu, tránh táo bón và giảm áp lực lên vùng hậu môn.
-
Giữ vệ sinh cá nhân tốt: Sau mỗi lần đại tiện, vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm và dùng giấy vệ sinh mềm, tránh chà xát mạnh gây tổn thương.
-
Thăm khám định kỳ: Khi có dấu hiệu bất thường, nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để nhận được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
8. Kết luận
Bệnh trĩ độ 3 là một giai đoạn nặng của bệnh trĩ, có thể gây nhiều bất tiện và biến chứng nếu không được điều trị sớm. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, kết hợp với phương pháp điều trị y tế phù hợp có thể giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và tránh tái phát. Nếu bạn gặp phải triệu chứng của bệnh trĩ, hãy chủ động thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
💊 Trĩ Bách Nhiên Mộc - Tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm nguy cơ bị trĩ.
Thành phần:
- Hoa hòe :. 1500mg
- Hoàng cầm :1200mg
- Địa du:. 1000mg
- Đương quy :1000mg
- Phòng phong: 1000mg
- Chỉ xác: 1000mg
- Nghệ: 700mg
- Diosmin 90%: 75mg
Liều dùng:
Trẻ Em trên 9 tuổi và Người lớn: Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày
Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
--------------------------------------
Liên hệ tư vấn & đặt hàng:
Link mua hàng: tại đây
📣 Tham gia Group để nhận tư vấn miễn phí từ BS chuyên khoa: https://www.facebook.com/groups/cosuckhoelacotatcacotatcacotatca/
📧 Email: thaoduocbachnhienmoc@gmail.com
🌐 Website: bachnhienmoc.com
📍 Địa chỉ: Số 4 ngách 70 ngõ Văn Chương, P. Văn Chương, Q. Đống Đa, Hà Nội
📞 Hotline: 038.608.06.08
Bách Nhiên Mộc mang sức khỏe và niềm vui đến mọi người dân Việt Nam!